10 ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN VỚI BẠC LIÊU

Bạc Liêu là vùng đất không quá xa lạ với người dân Việt thông qua các giai thoại về chàng công tử Bạc Liêu. Đây cũng là lý do nhiều du khách khi đi du lịch đến đây thường ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu (nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu) để tìm hiểu cũng như tận mắt nhìn thấy những kỷ vật xoay quanh vị công tử huyền thoại nổi tiếng này. Ngoài ra, Bạc Liêu còn có nhiều địa danh, điểm đến tham quan hấp dẫn khác như vườn chim Bạc Liêu, vườn nhãn cổ trên trăm tuổi, biển và rừng Bạc Liêu, khu du lịch Nhà Mát, khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Tháp cổ Vĩnh Hưng, di tích lịch sử văn hóa Đồng Nọc Nạng, chùa Xiêm Cán,…

Kinh nghiệm du lịch phượt Bạc Liêu | Yong.vn

Đờn ca tài tử một nét văn hóa đẹp của người dân Miền Tây nói chung và Bạc Liêu nói riêng (sưu tầm)

1. Cánh đồng muối Bạc Liêu

Điều ấn tượng đầu tiên khi đến đây đó là khung cảnh thơ mộng, trong lành, cả ruộng muối rộng lớn, bát ngát được phủ kín bởi màu trắng tinh khôi của những hạt muối li ti. Khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, ruộng muối trở nên lung linh, lấp lánh đẹp đến ngỡ ngàng. Ruộng muối được chia thành các ô nhỏ vuông vắn, thẳng tắp nhìn rất bắt mắt, xung quanh là những bờ biển xanh thăm thẳm trải dài. Muối khi được thu hoạch sẽ được gộp thành những đống to, nhỏ khác nhau, nhìn từ xa như những viên kim cương nhấp nhô giữa cánh đồng. Không chỉ có khung cảnh đẹp, cảnh tượng người dân nơi đây chăm chỉ, cần mẫn thu hoạch muối nhìn cũng thật duyên dáng và đẹp đến mê hồn. Đến đây, du khách có thể thoải mái “sống ảo”, lưu lại những tấm ảnh đẹp cùng với bạn bè người thân mà không mất phí tham quan.
Đến tham quan cánh đồng muối Bạc Liêu, du khách nên chọn thời điểm thích hợp, khi thời tiết khô ráo, nắng nhẹ. Tốt nhất, du khách nên ghé thăm cánh đồng muối Bạc Liêu vào tháng 12 đến tháng 5 bởi đây là khoảng thời gian bắt đầu mùa thu hoạch. Vào mùa này, cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, tươi vui hơn hẳn.
Cánh đồng muối Bạc Liêu – Địa điểm check-in “hot rần rần” của giới trẻ -  Công Ty Cổ Phần Muối Bạc Liêu
Cánh Đồng Muối Bạc Liêu (sưu tầm)

2. Lăng cá Ông Vĩnh Thịnh

Lăng cá Ông Vĩnh Thịnh (hay còn gọi là Lăng Ông Duyên Hải) tọa lạc tại xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu km. Nơi đây hiện có một bộ xương (ngọc cốt) cá Ông dài 16m, được cho là dài nhất, nhì miền Tây.
Người dân vùng biển rất tín ngưỡng cá Ông nên đã làm nơi trưng bày bộ xương để mỗi khi ra biển đánh bắt thủy sản đều cúng vái. Du khách có thể ghé tới đây chiêm ngưỡng, bày tỏ lòng thành kính đối với loài cá mà ngư dân thờ tự.
Bộ xương cá Ông “khủng” ở Cái Cùng, Hòa Bình, Bạc Liêu
Lăng cá Ông Vĩnh Thịnh (sưu tầm)

3. Nhà hát Cao Văn Lầu

Nhà hát Cao Văn Lầu tại thành phố Bạc Liêu được hoàn thành vào năm 2014. Công trình được đặt theo tên của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu – cha đẻ của tác phẩm Dạ cổ hoài lang vang bóng một thời. Không ngoa khi nói đây là công trình văn hóa có một không hai của Việt Nam, là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Công trình Nhà hát Cao Văn Lầu đã được xác lập kỷ lục “Nhà hát Cao Văn Lầu có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam” thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như khách du lịch ở khắp mọi nơi đến tham quan.
Hình ảnh ba chiếc nón lá chụm đầu vào nhau thể hiện tinh thần đoàn kết của ba dân tộc anh em bao gồm dân tộc Kinh, dân tộc Khmer và dân tộc Hoa ở Bạc Liêu hay còn là sự gắn bó của ba miền Bắc, Trung, Nam – một hình ảnh tượng trưng mang tầng ý nghĩa sâu sắc.
Nhà hát Cao Văn Lầu ra đời không chỉ để tri ân cố nhạc sĩ mà còn như một lời nhắc nhở các thế hệ mai sau giữ vững và phát huy những tôn chỉ cao đẹp cha ông để lại.
Nhà Hát Cao Văn Lầu | Tripzone
Nhà hát Cao Văn Lầu (sưu tầm)

4. Chùa Xiêm Cán

Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 7 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán mang đậm một dấu ấn kiến trúc Khmer.
Chùa được khởi công xây dựng năm 1887 với diện tích hơn 4.500 m2. Đây là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường, cột trụ biểu, khu mộ tháp. Tất cả đều quay về hướng Đông. Đây là quan niệm của người Khmer khi cho rằng đường tu hành để đạt thành chánh quả của đức Phật đi từ Tây sang Đông.
Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên và lối vào có khá nhiều cây xanh cao to được trồng ngay hàng thẳng lối. Bên trong sân chùa luôn có sư sãi quét dọn.
Chùa Xiêm Cán có kiến trúc độc đáo, và là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Ở Nam Bộ, chùa ngôi chùa được xem là một trong những biểu tượng cho lối kiến trúc – văn hóa đặc sắc của người Khmer.
Chùa hiện duy trì việc tổ chức lớp học văn hóa Khmer, triết lý nhà phật đến các vị sư sãi trẻ tuổi. Đại bộ phận người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, nên chùa chiền là sợi dây vô hình nối kết với đồng bào và bổ sung cho nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Theo phong tục, thiếu niên Khmer từ 12 tuổi trở lên mới được phép tu học tại các chùa.
Hiện tại, chùa Xiêm Cán là một trong những điểm đến thu hút du khách. Trên đường đến chùa, du khách có thể ghé thăm một số điểm tham quan nổi tiếng của Bạc Liêu gần đó như cánh đồng điện gió, vườn nhãn cổ, vườn xoài cổ…
Độc đáo nét kiến trúc chùa Xiêm Cán, Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán (sưu tầm)

5. Điện gió Bạc Liêu

Nhắc đến những cánh đồng điện gió ở Việt Nam đương nhiên không thể nào thiếu được cánh đồng vô cùng thơ mộng ở Bạc Liêu.
Từ thành phố Bạc Liêu, đi qua khu vườn nhãn cổ, chùa Xiêm Cán là đến. Khu điện gió Bạc Liêu còn được gọi là cánh đồng điện gió hay cánh đồng quạt gió, nằm tại vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, Thành phố Bạc Liêu, cách trung tâm TP hơn 10km. Đường đến vào cánh đồng điện gió được rải nhựa nên không quá khó khăn trong quá trình di chuyển, ngoài ra đây cũng là cơ hội khám phá cảnh quan xung quanh khu vực cánh đồng điện gió với rừng đước ngập mặn hoang sơ và các lồng nuôi cá kèo của người dân ở ven biển.
Ghé thăm cánh đồng điện gió Bạc Liêu, du khách chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của những tua bin gió khổng lồ, dựng lên sừng sững trên nền trời xanh. Với sự hoành tráng, khung cảnh đẹp không khác gì các cánh đồng điện gió ở châu Âu. Vì vậy, khu điện gió này đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Đưa du lịch Bạc Liêu trở thành “Điểm hẹn văn hóa”
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu (sưu tầm)

6. Khu du lịch Nhà Mát

Khu du lịch nhà mát Bạc Liêu đã trở thành địa điểm quen thuộc của du khách trong những năm gần đây. Nhà Mát còn được du khách gọi là “Suối Tiên của miền Tây” bởi du khách sẽ có những giây phút thư giãn thoải mái khi hòa mình cùng sóng biếc như đang trên biển thật. Điều gây ấn tượng đầu tiên với du khách chính là hình dạng cổng vào khu bãi tắm được thiết kế với hình ảnh con bạch tuộc nâng chiếc thuyền lên cao khá đẹp mắt.

Khu Du lịch Nhà Mát Bạc Liêu điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu  Long

Khu du lịch Nhà Mát (sưu tầm)

 

7. Vườn nhãn cổ – Bạc Liêu

Nằm trên địa bàn 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu vườn này quy tụ hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. Thiên nhiên hào phóng đã ban tặng cho Bạc Liêu những giồng đất bồi màu mỡ ven biển, đã trở thành đất lành cho 2 giống nhãn Su-bic và Tu-huyt di thực từ Trung Hoa về, bén rễ và tồn tại cả trăm năm.

Khám phá vườn nhãn cổ Bạc Liêu - Địa điểm du lịch sinh thái không thể bỏ lỡ

Vườn nhãn cổ – Bạc Liêu (sưu tầm)

8. Nhà công tử Bạc Liêu

Du khách khi đến đất Bạc Liêu đều phải ghé thăm ngôi biệt thự của vị Công tử Bạc Liêu khét tiếng một thời Trần Trinh Huy vào đầu thế kỷ 20. Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu. Dinh thự của Công tử Bạc Liêu do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng năm 1919 khi công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mới 19 tuổi.
Sau gần 100 năm toàn bộ đồ đạc và ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và được định giá trị lên tới 400 tỷ đồng. Hầu hết các vật liệu xây dựng ngôi nhà, từ thép đúc, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí đến ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm, như minh chứng cho nguồn gốc xuất xứ tại thủ đô Paris hoa lệ.
Dinh thự này còn quy tụ rất nhiều đồ cổ bằng sứ, đồng, thể hiện sự giàu có của gia chủ. Những vật dụng đắt giá cổ xưa cùng lối kiến trúc phản ánh văn hóa một thời, đan xen cùng những giai thoại nửa hư nửa thực về Hắc công tử đã tạo cho du khách ấn tượng đẹp về Bạc Liêu – một vùng đất trù phú, con người phóng khoáng. Tất cả đã làm nên thương hiệu du lịch Bạc Liêu riêng có, hấp dẫn khách phương xa. Dù bạn đi theo kiểu đặt Tour Miền Tây hay phượt thì đây là điểm nhất định phải check in.
Nhà Công Tử Bạc Liêu - "Căn nhà bạc tỷ" tại miền Tây (2023)
Nhà công tử Bạc Liêu (sưu tầm)

9. Phước Đức Cổ Miếu

Phước Đức Cổ Miếu ban đầu được dựng bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian người Hoa như: Bổn Đầu Công (Ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, Ông bà Công Mẫu, v.v…Cũng vì Ông Bổn được thờ chính, nên gọi là “miếu Ông Bổn”; về sau đổi là “Phước Đức cổ miếu”, vì nhóm người Hoa ấy tin rằng Bổn Đầu Công cũng chính là Phước Đức chánh thần.
Phước Đức Cổ Miếu hay còn gọi là chùa Bang, các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được nhà điêu khắc chạm khắc rất tinh tế. từng bộ phận đều là một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao, bởi chúng đã tồn tại trên 100 năm, và đến bây giờ đã được Bộ văn hóa thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Vị thần được thờ chính trong Phước Đức Cổ Miếu là Phước Đức chính thần, là một vị thần bảo vệ đất đai và con người. Một trong hai phù điêu ở tường rào phía trong của ngôi miếu. Hàng năm, miếu có các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn (29 tháng 3 âm lịch), lễ Vu lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch), lễ Kỳ yên (diễn ra từ 11 – 13 tháng 12 âm lịch).
Thăm Phước Đức Cổ Miếu (Chùa Bang) ở Bạc Liêu
Phước Đức Cổ Miếu (sưu tầm)

10. Chùa Hưng Thiện – Mẹ Đông Hải

Chùa Hưng Thiện tọa lạc tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây có tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát mà người dân địa phương gọi là Mẹ Đông Hải cao hơn 43 m và là bức tượng Phật cao nhất miền Tây tính đến thời điểm này.
Chùa Hưng Thiện nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 10 km. Chùa nằm trong vùng nông thôn sâu, được bao bọc xung quanh là đồng ruộng và một con kênh Phúc Tòng chảy qua trước mặt chùa.
Từ ngoài con đường lớn, du khách đã thấy được tượng Phật Bà màu trắng ngà khổng lồ giữa không trung bao la bạt ngàn màu xanh cây trái, ruộng vườn tạo một bức tranh thiên nhiên kỳ thú, tạo thêm dấu ấn trên bản đồ du lịch Bạc Liêu.
Chùa Hưng Thiện được xây dựng trong khuôn viên rộng khoảng 2 ha thoáng đãng sạch sẽ, trang nghiêm, thanh tịnh, được trồng rất nhiều cây xanh. Tại trung tâm của khuôn viên chùa là tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát được chùa dựng trên một bệ đỡ hình hoa sen có độ cao 10 m (toàn thân tượng cao 33 m).
Vãn cảnh Chùa Hưng Thiện - Mẹ Đông Hải - Bạc Liêu
Chùa Hưng Thiện – Mẹ Đông Hải (sưu tầm)
Trên đây là những địa điểm du lịch Bạc Liêu  mà SaigonBus Travel muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng những kiến thức này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để lên kế hoạch thăm thú vùng đất đờn ca tài tử Bạc Liêu.

DỊCH VỤ

FANPAGE

Có thể biết thêm

No data was found