Nếu đã ghé thăm hồ Tà Pạ, du khách có thể kết hợp leo núi Tô để chiêm ngưỡng khung cảnh hoang sơ của miền Tây; hoặc tham quan rừng tràm Trà Sư, Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, làng văn hoá người Chăm… – những trải nghiệm du lịch nên thử ở An Giang.
Hồ Tà Pạ – tuyệt tình cốc miền Tây (sưu tầm)
7. Hồ Latina
Nằm ở địa phận giáp danh giữa Tịnh Biên và Tri Tôn, hồ Latina là điểm đến quen thuộc của các phượt thủ mê xê dịch. Với vẻ đẹp hài hòa của nước non và rừng núi, lại nằm ngay cạnh một ngọn núi cao, mặt hồ càng được thêm phần tĩnh lặng, trong vắt soi hình bóng cây và vách đá.
Dù có phong cảnh nên thơ và tĩnh lặng cuốn hút như vậy nhưng khi đến đây bạn nên đi theo nhóm và đi vào ban ngày nhé để đảm bảo an toàn nhé vì khu vực này ít nhà dân, khá vắng vẻ.
Hồ Latina (sưu tầm)
8. Cánh đồng thốt nốt
Trên cung đường đi từ Resort Núi Cấm đến hồ Latina bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đặc trưng của miền Tây. Đó chính là bức tranh đồng lúa chín vàng rực hai bên đường, xen kẽ là những cây thốt nốt cao chót vót. Nếu muốn check in giữa cảnh đẹp này bạn nhớ dừng xe gọn lại bên lề đường và chụp vài tấm ảnh thật chất, kỷ niệm cho chuyến đi nhé.
Cánh đồng thốt nốt (sưu tầm)
9. Chợ Tịnh Biên
Nếu chợ Châu Đốc là thiên đường của các loại mắm và trái cây, vài vóc của An Giang thì chợ Tịnh Biên cũng là khu mua sắm sầm uất với đủ món ngon An Giang cùng đồ dùng hằng ngày. Khu chợ nằm tiếp giáp giữa Việt Nam và Campuchia này còn là điểm dừng chân của du khách để ăn uống và mua sắm sau khi tham quan những điểm đến du lịch gần đó.
Đặc biệt hơn, chợ Tịnh Biên An Giang còn là ngôi chợ duy nhất ở miền Tây chuyên bán các loại côn trùng, thậm chí có cả các loại cực độc. Một số loại côn trùng hay được bày bán ở đây là: rắn trun, rắn mối, mối chúa, bìm bịp, bọ rầy, rết, bò cạp, tắc kè, nhện hùm,..
Chợ Tịnh Biên – chợ vùng biên giới (sưu tầm)
10. Miếu Bà Chúa Xứ
Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.
Miếu Bà Chúa Xứ (sưu tầm)
11. Tây An Cổ Tự
Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Tây An Cổ Tự chính là một trong những điểm du lịch Châu Đốc nổi tiếng mà bất cứ ai đến Châu Đốc đều đã nghe nói đến. Nơi đây khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp và hữu tình, khiến khách chiêm bái không khỏi thích thú và cảm thấy thư thái. Chùa Tây An , không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.
Tây An Cổ Tự (sưu tầm)
12. Chùa Hang
Chùa Hang cái tên thân thuộc mà người dân đặt cho một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Châu Đốc – An Giang đó là chùa Phước Điền. Phước là phước lành, điền là điền địa (ruộng đất), cái tên Phước Điền có thể hiểu đơn giản là mảnh đất gieo trồng phước lành. Ngôi chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia, tọa lạc trên triền núi Sam gần cụm di tích Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An và lăng Thoại Ngọc Hầu. Du lịch An Giang, đến thăm chùa Hang bạn sẽ như đi qua cánh cửa mở ra một thế giới mới để trút bỏ mọi vấn vương bụi trần, hòa mình vào không an yên ả trong lành và êm dịu như chốn cổ tích.
Nằm trên triền núi Sam nên chùa Hang mang đến cho du khách một cảm nhận vô cùng tuyệt vời. Một không gian rất hữu tình nhưng cũng không kém phần linh thiêng. Ngôi chùa hơn một trăm tuổi này có tầm nhìn vô cùng thoáng đãng và không gian yên tĩnh đầy tôn nghiêm.
Để tham quan và lễ phật tại chùa, du khách phải đi theo những bậc thang xây bằng khối đá, dốc khá cao, hơi đứng nhưng rất dễ đi. Đoạn đường đủ để người ta đi một hơi, rồi đứng lại, hít thở không khí trong lành, ngước nhìn cảnh chùa cao vời vợi hay ngắm cảnh đồng bằng rộng lớn, bao la bát ngát giúp du khách như quên đi bước chân mệt mỏi mà tiếp tục hành trình.
Chùa Hang – Châu Đốc (sưu tầm)
13. Chùa Xà Tón
Chùa Xà Tón còn gọi là chùa Xvayton nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Tương truyền, từ thời Bảy Núi vẫn còn là vùng rừng rậm, hoang vu, ít người lui tới. Trên những ngọn cây, từng đàn khỉ nối đuôi nhau chuyền cành, chúng dạn dĩ chọc ghẹo, níu kéo người qua đường. Thuở ấy, lũ khỉ hoang thường xuyên vào chùa, nhà dân, thân thiện như khỉ nhà. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh khỉ truyền cành đã trở nên quá thân thuộc nên chùa mới có tên là Xvayton (trong tiếng Khmer, “xvay” là khỉ, còn “ton” là đeo, níu kéo). Về sau, nhiều người đọc chạy là Xà Tón. Đến nay, chùa Xà Tón còn tồn tại nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ đến cả trăm năm, nơi gắn với hình ảnh lũ khỉ truyền cành.
Tại chùa Xà Tón, hàng năm có những ngày lễ thường kỳ như: Lễ Chol Chnam Thmay, tức là lễ vào năm mới, giống như ngày tết Nguyên đán của người Kinh, tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Lễ Pisát bôchia, là lễ nhớ ơn Phật, tổ chức vào ngày rằm tháng 4 (âm lịch). Lễ Chol cà sa, là lễ cấm cung sư sãi, không cho ra khỏi chùa trong 3 tháng. Lễ này bắt đầu từ ngày rằm tháng 6 đến hết ngày rằm tháng 9. Lễ Pha chun bênh, tức lễ Đônta, còn gọi lễ ông bà. Lễ này kéo dài 3 ngày, từ 29 tháng 8 đến mùng 1 tháng 9 âm lịch. Nhân dân quanh vùng mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến chùa cúng để tỏ lòng biết ơn đối với người đã khuất và cầu phước lành cho bản thân cũng như gia đình…
Chùa Xà Tón cũng như nhiều chùa Khmer khác có vị trí hết sức quan trọng bởi ý nghĩa lịch sử, văn hóa – nghệ thuật, xã hội trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer. Chùa không chỉ đơn thuần là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, mà còn là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền… Đây là tài sản quý giá không chỉ đối với dân tộc Khmer, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Chùa Xà Tón (sưu tầm)
14. Chùa Kim Tiên
Chùa Kim Tiên tọa lạc xã An Phú, gần thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang, là điểm đến mới mẻ cho du khách đặc biệt thu hút các bạn trẻ đam mê chụp ảnh. Điều khiến cho ngôi chùa này trở nên nổi tiếng chính là vẻ bề thế, nguy nga và bức tượng Phật sừng sững uy nghiêm.
Muốn tham quan chiêm bái chùa Kim Tiên, từ trung tâm thị trấn Nhà Bàng bạn có thể đến chùa bằng 2 ngả: theo lộ Cây Mít đi 1 km gặp ngả tư, quẹo trái vào 2 km hoặc theo quốc lộ 91 ra biên giới, đến chỗ rẻ vào chùa Mai Sơn, qua khỏi chùa Mai Sơn 3 km cũng đến chùa Kim Tiên. Đường nào cũng là đường tráng nhựa, quanh co giữa một vùng bán sơn địa cây trái tốt tươi, khiến cho người hành hương có cảm giác như lạc vào chốn thần tiên.
Từ ngôi chùa, bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh núi rừng xanh tươi An Giang bao quanh, cảm nhận được sự thư thái đến khó tả. Ngoài chiêm bái, cúng viếng như phong tục thì chùa còn đãi cơm chay, nước cho người dân miễn phí sau khi cúng viếng.
Chùa Kim Tiên (sưu tầm)
14. Chùa Lầu
Vùng đất An Giang có rất nhiều ngôi chùa cổ kính và linh thiêng như Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, Tây An Cổ Tự, Chùa Vạn Linh… Nhưng tại đây có một ngôi Chùa đặc biệt nổi trội về kiến trúc và khác hoàn toàn so với các ngôi chùa khác đó là Phước Lâm Tự người dân quen gọi Chùa Lầu.
Phước Lâm Tự hay còn được gọi là chùa Lầu, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa nằm trên tuyến đường lớn vị trí thuận lợi dễ tìm. Từ chợ Nhà Bàng đi về hướng Tịnh Biên theo QL91, các bạn cứ chạy thẳng qua khỏi Chùa Bánh Xèo (Thiền Viện Đông Lai) khoảng 2km nữa rồi nhìn bên tay phải sẽ có hẻm chỉ đường vào Chùa Lầu.
Sở dĩ chùa được gọi là chùa Lầu, bởi được xây dựng rất nhiều tầng trông rất độc đáo. Ngôi chùa đang là điểm đến của đông đảo du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, khi chụp ảnh nhìn lung linh như đang ở xứ sở Phù Tang. Chùa Lầu được cho là một trong sáu ngôi chùa ở Việt Nam mang hơi hướng kiến trúc của xứ sở mặt trời mọc, trở thành điểm tham quan thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là giới trẻ.
Không gian chùa rất rộng rãi, thoáng mát, xung quanh là một “công viên hoa” thu nhỏ với nhiều loại cỏ cây, hoa lá khoe sắc. Để tạo điểm xanh cho chùa, sư cô tại đây đã trồng nhiều loại cây đẹp như hoa giấy đủ màu sắc, mào gà, vạn thọ, hoa cúc, hoa sen… Vì vậy du lịch An Giang, ghé thăm chùa mọi người sẽ có cảm giác an nhiên, thư thái, hòa mình với thiên nhiên.
Chùa Lầu (sưu tầm)
Trên đây là những địa điểm du lịch tâm linh ở An Giang mà Saigon Bus Travel chia sẻ cho bạn. Vì là nơi trang nghiêm nên khi vào chùa thắp hương, lúc vãn cảnh và chụp ảnh bạn phải luôn nhớ ăn mặc lịch sự, tránh việc mặc quần áo ngắn, hở hang. Bên cạnh đó, bạn cùng đừng quên việc giữ gìn vệ sinh, hạn chế gây ồn ào làm ảnh hưởng đến chốn tu tập thanh tịnh. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch hành hương đầy thú vị.