“MÁCH” BẠN NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH SÓC TRĂNG KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cách Cần Thơ khoảng 60km và cách trung tâm Sài Gòn hơn 200km. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang (ឃ្លាំង) là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng.
Là mái nhà chung hội tụ các dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa, Sóc Trăng được biết đến như một vùng đất đẹp, giàu bản sắc văn hóa giao thoa lâu đời. Chính nét đẹp văn hóa đa dạng và độc đáo đã khiến Sóc Trăng trở thành mảnh đất huyền bí, níu chân du khách và tạo được sự riêng biệt khác lạ để phát triển du lịch, đặc biệt là văn hóa tâm linh và lễ hội dân tộc. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc độc đáo như: chùa Dơi, chùa Kh’leang, chùa Phật Học, Bảo tàng Khmer và các điểm du lịch mang nét đẹp hiền hậu của vùng sông nước như Chợ nổi Ngã Năm, Vườn cò Tân Long… là những điểm đến mà du khách gần xa khi lần đầu đến Sóc Trăng không thể bỏ qua.

Du lịch Sóc Trăng mùa nào?

Khí hậu Sóc Trăng được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, thường thì mùa khô kéo dài trong khoảng cuối năm trước đến đầu năm sau.
Do không có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng theo mùa nên khí hậu không quá ảnh hưởng đến lịch trình tới Sóc Trăng, tùy vào thời gian rảnh rỗi mà các bạn sắp xếp sao cho phù hợp. Tất nhiên, nếu có thể các bạn hãy đi vào tầm tháng 11-12 cho khô ráo.
Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức vào rằm tháng 10 (âm lịch), đây là một lễ hội rất hấp dẫn với những màn đua ghe mang đậm dấu ấn Khmer.
Với việc tuyến tàu cao tốc xuất phát từ cảng Trần Đề có thời gian nhanh hơn, nếu có kế hoạch kết hợp đi Côn Đảo trong chuyến khám phá Sóc Trăng của mình, các bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian tháng 4-5. Thời tiết lúc này ấm áp, biển tương đối phù hợp để đi tàu

Đại điểm du lịch tại Sóc Trăng không thể bỏ lỡ!

1. Chùa Som Rong

Địa chỉ: số 367, đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP Sóc Trăng.

Chùa có từ khoảng năm 1785, ban đầu được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ. Xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong có hoa gọi là Bôtum để đặt tên. Đặc sắc nhất chắc chắn không thể bỏ qua pho tượng Phật Thích Ca nằm ngoài trời có kích thước dài 73m, cao 29m và nặng 40 tấn. Đây là công trình có mức chi phí lớn nhất so với các hạng mục khác trong khuôn chùa Som Rong. Bức tượng Phật nổi tiếng này được đặt trên nền cao khoảng 28m thể hiện rõ nét vị trí của đức Phật đối với chúng sinh. Đó là vị thế từ trên cao nhìn xuống, thấu rõ vạn vật cùng khổ ải của con người. Lối thiết kế của công trình tượng này cũng cho thấy được sự bảo hộ của Phật đối với con dân khi nhìn từ trên cao, luôn luôn thấu xét và nâng đỡ chúng sinh vượt qua mọi kiếp nạn.

Chùa Som Rong cùng bức tượng Phật nằm gây choáng ngợp 3

Chùa Som Rong – Sóc Trăng (sưu tầm)

2. Chùa Dơi

Địa chỉ: Văn Ngọc Chính, Phường 3, Sóc Trăng

Chùa Dơi là nơi cư trú của hàng ngàn con dơi quạ khổng lồ. Chính vì thế, dù tên thật của chùa là chùa Mahatup hay còn là Mã Tộc nhưng không ai gọi bằng cái tên đó mà luôn gọi là Chùa Dơi. Là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nên trong chánh điện của chùa Dơi có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn.

Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng. Ảnh: Xuân Lương

Chùa Dơi (sưu tầm)

3. Chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự, chữ Hán: 寶山寺) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh, vì có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét và 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn. Chùa Đất Sét được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do dòng họ Ngô tự lập để tu tại gia. Ban đầu, chỉ là một am nhỏ bằng cây lá trên một diện tích nhỏ hẹp, và trong sảnh điện thờ cũng rất đơn sơ. Mãi đến đời trụ trì thứ tư là ông Ngô Kim Tòng, am nhỏ mới được tôn tạo, mở rộng và có thêm nhiều tượng thờ như ngày nay.

Chùa Đất Sét: Ngôi chùa độc đáo bậc nhất tỉnh Sóc Trăng

Chùa Đất Sét (sưu tầm)

4. Chùa Kh’leang

Đây một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ, hiện tọa lạc ở số 53 đường Tôn Đức Thắng, phường 6, thành phố Sóc Trăng. Ngôi chùa đầu tiên được xây từ đầu thế kỷ 16 dưới lệnh của vua nước Chân Lạp khi đó. Ngôi chùa đầu tiên ấy đến nay không còn lại dấu tích gì, ngôi chính điện và sa la ngày nay được xây cất bằng gạch ngói từ giữa thế kỷ 16. Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, nơi đây cũng chỉ thờ duy nhất là Phật Thích Ca, trên tường là bức bích họa mô tả cuộc đời vị Phật ấy từ lúc sinh ra cho đến khi đắc đạo.

DI TÍCH CHÙA KH'LEANG

Chùa Kh’leang (sưu tầm)

5. Chùa Ông Bồn

Còn có tên gọi Hòa An Hội Quán, ngôi chùa được xây dựng vào năm 1875, thờ ông bổn (Bổn Đầu Công). Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người Hoa với chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng hiện vẫn còn giữ được nhiều giá trị nghệ thuật kiến trúc. Vào mỗi dịp rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng.

Chùa Ông Bổn - Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa ở Sóc Trăng

Chùa Ông Bồn (sưu tầm)

6. Chùa Phật Học

Chùa Phật Học 2 hay còn gọi là Chùa Quan Âm Linh Ứng tọa lạc tại phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 5km theo tuyến đường Phạm Hùng (về hướng huyện Long Phú). Chùa Phật Học 2 là địa điểm du lịch Sóc Trăng nổi tiếng bởi quanh năm không đốt vàng mã, có diện tích rộng nhất tỉnh Sóc Trăng với nhiều cảnh quan kỳ thú được thiết kế rất công phu mang đầy tính nghệ thuật

Vãn cảnh Chùa Phật Học 2 - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Sóc Trăng

Chùa Phật Học (sưu tầm)

7. Thiền Viện Trúc Lâm Sóc Trăng

Thiền viện là một công trình lớn tổng hợp gồm nhiều công trình nhiều phụ, tổng diện tích được xây dựng gần 6ha, với các hạng mục: chánh điện, đường vào, cổng tam quan, lầu trống, lầu chuông, bảo tháp, tam bảo, nhà tổ, hội trường. Phần chánh điện lợp ngói tám mái theo phong cách thời vua triều Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách thời nhà Lý. Mái chùa là dạng kiến trúc điển hình mô phỏng đời sống nông nghiệp của người dân Việt Nam.

Chuyến review Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng ấn tượng cùng Quốc Anh

Thiền Viện Trúc Lâm Sóc Trăng (sưu tầm)

8. Hồ Nước Ngọt

Khu công viên văn hóa này bao gồm 2 hồ: hồ nhỏ đượ xây dựng theo nguyên bản Hồ Tịnh Tâm ở Kinh thành Huế, hồ lớn được đào năm 1982 là công trình thủy lợi do hàng ngàn người dân Sóc Trăng đào thủ công

Review hồ nước ngọt Sóc Trăng có gì vui? | Lữ Hành Việt Nam

Hồ Nước Ngọt – Sóc Trăng (sưu tầm)

9. Biển Mỏ Ó

Tiếp giáp cửa sông Mỹ Thanh và Trần Đề là bãi biển Mỏ Ó thuộc xã Trung Bình có chiều dài 8 km, được phù sa bồi đắp, bao bọc bởi rừng ngập mặn. Nơi đây không khí mát mẻ, trong lành, phù hợp cho du khách đến tham quan và thưởng thức hải sản tươi sống được khai thác bởi ngư dân địa phương.

Hoang sơ biển Mỏ Ó, tuyệt tác thiên nhiên miền Tây Nam Bộ

Biển Mỏ Ó (sưu tầm)

10. KDL Thái Hồ Bể

Ngoài hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, du khách đến Sóc Trăng còn có thể ghé Hồ Bể. Đây là một bãi biển vừa được khai phá giữa vùng trồng rừng phòng hộ ven biển, với chiều dài hơn 5km, vẫn còn mộc mạc, hoang sơ, cát mịn màng và sóng hiền hòa, rất thích hợp cho những chuyến thư giãn cuối tuần.

KDL sinh thái Hồ Bể - Điểm đến của vẻ đẹp hoang sơ và mộc mạc

KDL Hồ Bể (sưu tầm)

11. Chợ nổi Ngã Năm

Chợ nổi Ngã Năm được hình thành rất sớm và khá sung túc. Thời gian chợ hoạt động nhộn nhịp và sôi nổi nhất là khoảng 3-4 giờ khuya đến 7-8 giờ sáng. Đây là thời điểm các ghe tập trung lại để trao đổi hàng hóa với các thương lái đến từ các huyện, tỉnh lân cận. Chủng loại hàng hóa của chợ nổi Ngã Năm rất phong phú và đa đạng, từ các loại gạo ngon nổi tiếng của vựa lúa lớn trong khu vực cho đến các loại rau, củ quả miệt vườn; từ các mặt hàng nông sản, hải sản cho đến các vật dụng sinh hoạt, gia dụng hàng ngày.

Phiên chợ nổi Ngã Năm - Văn hóa miền sông nước

Chợ nổi Ngã Năm (sưu tầm)

 

 

Bi Lê

Bi Lê

Writer

bài viết liên quan