CÙNG TÌM HIỂU VỀ NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ KÍNH TẠI KIÊN GIANG

Khi đến Kiên Giang ngoài việc thăm quan cảnh đẹp biển đảo thì việc chiêm bái những ngôi chùa cổ kính nơi đây cũng là một lựa chọn thích hợp để bạn tìm về chốn yên tĩnh, thanh bình sau những bộn bề vất vả ngoài kia.

1. Chùa Hộ Quốc

Chùa Hộ Quốc nằm trong dự án khu du lịch tâm linh, nên ngoài là ngôi chùa để các Phật tử tu tập mà còn là điểm du lịch tâm linh cho khách thập phương đến tham quan. Chùa Hộ Quốc còn có tên gọi khác là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc
Chùa ngụ tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, với diện tích khoảng 110 ha. Nếu những ai đã đến với mảnh đất Phú Quốc thì hãy tận dụng cơ hội đó để đi một chuyến vãng cảnh chùa Hộ Quốc nhé. Đến đây sẽ có nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá đấy nhé.

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc - Chiêm bái Thiền viện Trúc Lâm Cổ Kính

Chùa Hộ Quốc (sưu tầm)

2. Chùa Tam Bảo

Là một ngôi chùa cổ nằm tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang rất nổi tiếng. Năm 1988, Chùa Tam Bảo được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa Tam Bảo còn là văn phòng ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang.
Chùa nằm ở vị trí cao, có hòn non bộ và ao sen. Tại điện chính, được thờ nhiều tượng Phật lớn, trong khói nhang nghi ngút tạo ra không gian thanh tịnh và trạng nghiêm. Các điện thờ Phật được chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ và được mạ thép vàng, mang tính thẩm mỹ cao và đẹp vô cùng.

Thăm Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá - Kiên Giang

Chùa Tam Bảo (sưu tầm)

3. Chùa Phù Dung

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, chùa nằm dưới chân núi Bình San, phường Bình San, Kiên Giang. Đây là địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất ở Hà Tiên, thu hút du khách với những câu chuyện lịch sử bí ẩn được người đời truyền miệng đến bây giờ, bên cạnh vẻ đẹp uy nghi, an tĩnh giữa đất trời non nước.
Chùa Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ đó là bà Phù Dung, mà sau này người đời còn đặt cho một cái tên khác nữa, là bà Dì Tự, vị sư nữ đầu tiên trụ trì ở chùa.
Hiện nay, ngôi chùa khang trang này được hoàn chỉnh với sân và hai phần thờ tách biệt. Phần sân nổi bật với một đài cao trên đó đặt tượng vôi trắng Phật Quan Thế Âm Tiếp theo là ngôi Chính điện bài trí theo tượng Thích-ca Mâu-ni ở giữa , 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp.
Nơi đây còn có 4 bức phù điêu, với chiều cao 1,3m rộng 2,3m kể về 4 phần của cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: sinh ra và lớn lên, xuất gia, hành đạo và nhập cõi niết-bàn. Đặc biệt, bên trái ngôi chùa khoảng 20 m là một ngôi mộ cổ, mặt đá rêu phong, ngôi mộ của bà Phù Dung Và sự tích mối tình xưa trong sự tích vẫn còn in dấu ấn bên ngôi mộ hiện nay với ao nước ngọt và hoa sen trắng trong ao…
Chùa Phù Dung (Chùa Phù Cừ) - Hà Tiên - Kiên Giang
Chùa Phù Dung (sưu tầm)

4. Thánh Thất Dương Đông

Thánh thất Dương Đông được người dân gọi tên khác là chùa Cao. Vì chùa được xây dựng trên ngọn núi cao, quay lưng về biển mênh mông, có cây cối xanh tươi bao bọc xung quanh. Muốn đi lên chùa, du khách phải đi qua nhiều bậc thang dốc thẳng đứng, nhìn ở phía sau chùa sẽ thấy đình thần Dương Đông.
Thánh thất Dương Đông vẫn còn lưu giữ những vết tích cổ xưa, khiến du khách phải kinh ngạc khi đến đây. Trong khuôn viên còn một cái âm nhỏ, nó là một kỷ niệm của chùa Quan Âm, để tưởng nhớ Chùa Quan Âm bị tàn phá trong chiến tranh.

TÒA THÁNH TÂY NINH – CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO ĐỘC ĐÁO CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Thánh Thất Dương Đông (sưu tầm)

5. Chùa Sư Muôn

Nằm trên sườn núi Điện Tiên ở ấp Suối Đá, cách trung tâm thị trấn Dương Đông – Phú Quốc tầm khoảng 5km, ở đây còn giữ được rừng nguyên sinh khiến chùa Sư Muôn nổi tiếng, khi du khách chiêm ngưỡng sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ.
Xung quanh khuôn viên chùa là sân vườn với cây cối xanh tốt, không khí trong lành, tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thư giãn. Có tượng Quan Âm tọa trên tòa sen được đặt trước chùa, có hai khối đá đặt hai bên mang hình dáng “rồng chầu, hổ phục”.

Chùa Sư Muôn, Phú Quốc

Chùa Sư Muôn (sưu tầm)

6. Chùa Sùng Hưng

Đây là ngôi chùa cổ tọa lạc tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang. Hiện nay chùa Sùng Hưng là một trong những ngôi chùa cổ hiếm hoi lâu đời nhất tại Phú Quốc. Đến thăm chùa, du khách sẽ ngạc nhiên với khuôn viên chùa thoáng mát, vô cùng rộng rãi. Bên trong là các công trình kiến trúc đẹp mắt như: Tòa chánh điện, nhà thờ tổ,…
Chùa được xây dựng theo phong cách thời xưa “trước miếu, sau chùa”. Ngay chính điện là vườn tỳ ni với rất nhiều loại cây cảnh, một số pho tượng Phật được đặt trên khoảng sân rộng. Mọi thiết kế ở đây điều theo phong cách của Phật giáo. Bên hông có đường cho du khách đến viếng Phật Tổ.
Với lối kiến trúc lâu đời và độc đáo, đình thần Dương Đông và chùa Sùng Hưng, Dinh bà Thủy Long, Dinh Cậu, Thánh mẫu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh tại nơi đảo ngọc Phú Quốc này

Chùa Sùng Hưng Phú Quốc - Kinh nghiệm tham quan 2023

Chùa Sùng Hưng (sưu tầm)

7. Chùa Phổ Minh

Được xây dựng vào năm 1965 tại Rạch Giá, Kiên Giang với sự hỗ trợ giúp sức của các Phật tử trong và ngoài tỉnh và được Thượng Tọa Thích Minh Giác chủ trì. Chùa Phổ Minh hiện nay vẫn còn một pho tượng Phật Bổn Sư Thích Ca cao 1,4 mét do Hoàng gia Thái Lan tặng và một số pho tượng Phật cổ khác.
Trải qua nhiều thời đại và qua nhiều lần tu sửa nhưng nơi đây vẫn còn giữ được rất nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần. Kiến trúc của chùa có những phần chính như: Tam quan, Thiêu hương, Tiền đường, Thượng điện Hậu điện, nhà tổ, nhà tăng, nhà bia, hành lang, phủ Mẫu, ao sen.

Chùa Phổ Minh - Rạch Giá - Cảm nhận Việt Nam

Chùa Phổ Minh Rạch Giá (sưu tầm)

8. Chùa Láng Cát

Chùa Láng Cát – Ranataransi là một trong số ít những công trình chùa Khmer được xây dựng ở Rạch Giá vào những năm 1455. Chùa mang lối kiến trúc chùa Khmer truyền thống với mái 3 nếp rất đẹp, có sala và nhiều hình trang trí độc đáo của đạo Phật Khmer.
Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của chùa kết hợp với khuôn viên chùa nhiều cây xanh thoáng mát chính là thứ hấp dẫn du khách đến tham quan, thưởng cảnh.
Trong Chánh Điện chùa có nhiều bức tượng phật được chạm khắc tinh xảo nhưng thứ khiến du khách tò mò muốn đến viếng chùa Láng Cát là viên ngọc xá lợi Phật nằm trên bệ thờ Phật trong Chánh Điện. Theo lời kể của trụ trì chùa Láng Cát, viên ngọc xá lợi Phật quý giá này được chính hòa thượng Hộ Tông của chùa thỉnh từ Ấn Độ về năm 1957.
Chùa Láng Cát - Thành phố Rạch Giá
Chùa Láng Cát (sưu tầm)

Một số lưu ý khi đi viếng chùa tại Kiên Giang:

– Đầu tiên, bạn cần chú ý ăn mặc kín đáo, gọn gàng và tránh hở hang. Vì đây đều là những ngôi chùa linh thiêng, địa điểm tâm linh nên cần ăn mặc lịch sự.

– Có thể vãn cảnh hoặc mang theo lễ vật cúng trong chùa.

– Không được tự ý chạm vào tượng Phật hoặc chụp hình nếu thấy có biển cấm.

– Tránh bẻ cây, hái lộc cây xanh trong khuôn viên của chùa.

– Một số chùa có phục vụ ăn uống miễn phí cho phật tử khi tham quan, bạn có thể đóng góp công đức để bày tỏ lòng thành kính.

– Nếu có thời gian bạn nên tìm hiểu về đường đi và lịch sử, văn hóa của chùa trước

 

 

DỊCH VỤ

FANPAGE

Có thể biết thêm

No data was found